Du lịch Trung Quốc với 10 điều của Vạn Lý Trường Thành
10:55 |Bạn đã được kể về những điều thú vị của Vạn Lý Trường Thành trong chuyến du lịch Trung Quốc của mình chưa nhỉ?
Dù chưa được nghe kể khi đến tham quan Vạn Lý Trường Thành hay chưa có dịp đi du lịch Trung Quốc tới đó thì cũng sẽ biết ngay về những điều thú vị về bức tường 'khủng' này, đa số sẽ bất ngờ về cách xây nên kỳ quan thế giới này của người xưa.
Cụ thể hơn thì nội dung của bài báo 10 điều thú vị về Vạn Lý Trường Thành trên VnExpress đã viết như sau:
Vạn Lý Trường Thành không phải là thành lũy đầu tiên được xây dựng trong lãnh thổ Trung Quốc để bảo vệ người dân khỏi giặc ngoại xâm. Thế kỷ thứ 8 TCN, những tường lũy như thế từng được xây dựng để đẩy lùi dân du mục.
Đến năm 221 TCN, khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm được các quốc gia láng giềng và bắt đầu xây dựng nhà Tần, ông khởi công xây dựng 5.000 km tường thành để bảo vệ vùng đất của mình. Những triều đại sau đó tiếp tục công việc xây tường thành và thêm vào các nét riêng.
Mặt dù bắt đầu xây dựng từ thời nhà Tần, phần lớn Vạn Lý Trường Thành lại mang dấu ấn của nhà Minh, với những đặc trưng của thế kỷ 14-17.
Không phải một bức tường thống nhất
Nhiều người nghĩ rằng Vạn Lý Trường Thành là một cấu trúc không gián đoạn. Nhưng chính xác, đây là tập hợp mạng lưới 20.000 km tường bắc qua biên giới phía bắc lãnh thổ của các đế quốc xa xưa ở Trung Quốc.
Gạo nếp được dùng làm vữa
Phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất đá. Tuy nhiên, gạo nếp được đưa vào công thức làm vữa nhờ sự kết dính ưu việt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp tường thành vững chắc và bền bỉ hơn.
Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân
Việc xây dựng, bảo trì, giám sát Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân thời nhà Tần. Để phân biệt với người dân lao động, quản sự đã cạo đầu tù nhân và bôi đen mặt họ rồi trói tay chân lại thành một chuỗi.
Những tù nhân phạm tội giết người hay trốn thuế đều bị trừng phạt bằng nhiệm vụ xây Trường Thành. Đây là công việc cực kỳ nguy hiểm, theo ước tính có khoảng 400.000 người chết trong quá trình xây dựng.
Xây dựng Vạn Lý Trường Thành là một hình phạt khổ sai với các tù nhân Trung Quốc thời xưa.
Gà trống được đưa đến Trường Thành để tôn vinh người chết
Rất nhiều người bỏ mạng trong quá trình xây dụng Trường Thành. Gia đình của họ đau buồn và lo sợ linh hồn người thân mắc kẹt lại trong công trình. Có quan niệm cho rằng, linh hồn kẻ phạm tội ăn năn sẽ được giải thoát với một chú gà trống theo sau.
Thơ cổ tiên đoán về việc xây dựng Trường Thành
Kinh Thi, một bộ sưu tập thơ cổ của Trung Quốc được viết khoảng giữa thế kỷ thứ 7 và 11 TCN, đã dự đoán đúng việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đây là một sự nỗ lực nhằm chống lại những kẻ xâm lược thông qua việc phát triển một hàng rào phòng thủ.
Trường Thành tôn vinh các nhân vật huyền thoại
Dọc theo Trường Thành là các đền thờ và cống vật dành cho những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Quan Vũ, một vị tướng phục vụ trong triều đại nhà Hán, sống ở thế kỷ thứ 3, được vinh danh bằng một đền thờ được xây dựng tại đây. Ngoài ra, nhiều điểm khác trên Trường Thành được dùng để tỏ lòng tôn kính tới Thiên Vương (Tứ Thiên Vương trong Phật Giáo).
Phòng thủ bằng tường thành không tốt
Mặc dù nỗ lực xây dựng Vạn Lý Trường Thành như một hệ thống phòng thủ quân sự, trong lịch sử có rất nhiều kẻ thù của nước này đã vượt qua được. Vào thế kỷ thứ 17, cuộc xâm lược của Mãn Châu cũng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Minh.
Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ. Kể từ khi con người với tới không gian vũ trụ thì quan điểm trên bị bác bỏ. Phi hành gia Neil Armstrong là một trong số những người khẳng định điều đó.
Gần 2.000 km tường thành đã bị phá hủy.
Hàng nghìn km bức tường lớn ban đầu đã biến mất
Ngày nay, phần còn lại của Vạn Lý Trường Thành vẫn là một con số ấn tượng - hơn 20.000 km, dù chiều dài này giảm rất nhiều so với thời kỳ đỉnh cao dưới triều đại nhà Minh. Gần 2.000 km công trình xây dựng trong thời kỳ này đã bị phá hủy.
Nhìn vào những con số, lục lọi về công sức xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành trong thời đại xưa cổ sẽ thấy choáng biết mấy, sau đó là cảm giác tiếc nuối cho một kỳ quan hùng vĩ đang dần mai một, mất đi dù từng được xây dựng bằng xương máu của biết bao người, mất bấy nhiêu thời gian.
Thanh Thái